Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo

Tứ Diệu Đế - Bát Chánh Đạo

·

11 min read

Diệu là hay đẹp, quý báu. Đế là sự thật chắc chắn. Tứ diệu đế là bốn sự thật chắc chắn quý báu. Đây là giáo lý căn bản của của đạo Phật.

Sau khi thành đạo, đức Phật Thích Ca liền nghĩ đến việc đem giáo lý mà ngài vừa chứng ngộ truyền bá cho chúng sanh. Ngài đã giảng trước hết cho 5 anh em Kiều Trần Như (trước đây cùng tu khổ hạnh với ngài). Sau khi nghe pháp, Kiều Trần Như là người đầu tiên trong số 5 người đã chứng nhập quả vị A La Hán, 5 người đã trở thành những đệ tử đầu tiên của đức Phật.

1. Khổ đế

Trước hết, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấy rõ cảnh đau thương sầu khổ của cuộc đời. Ngài từng nói: “nước mắt chúng sanh nhiều hơn cả nước trong bốn đại dương”. Cái khổ được ngài hệ thống lại trong 8 loại:

a. 4 cái khổ không ai tránh khỏi: sanh, lão, bệnh, tử. Bốn nỗi khổ này không ai tránh khỏi.

b. Cầu bất đắc khổ: điều cầu mong mà không đạt được làm cho ta đau khổ.

c. Ái biệt ly khổ: Yêu thương mà phải biệt ly nhau là khổ

d. Oán tắng hội khổ: Ngược lại những người mình ghét cay ghét đắng mà phải gặp gỡ làm mình bực bội khổ sở.

e. Ngũ ấm xí thạnh khổ: đây là nỗi khổ do cảm giác không vừa ý của năm giác quan mang đến.

2. Tập đế

Tập đế là giải thích nguyên nhân của khổ đế, đó là sự kết tập những nhân duyên, phiền não. Đại loại có thể chia là 10 thứ phiền não, những phiền não nặng nề khởi sinh một cách ngấm ngầm chậm chạp nhưng mãnh liệt, rất khó diệt trừ:

1-Tham lam: ham muốn, luyến ái.

2-Sân hận: giận giữ, nóng nảy, thiếu kiềm chế.

3-Si mê: ngu muội, không thấy được sự thật.

4-Ngã mạn: tự cao, kiêu căng, khinh người.

5-Nghi ngờ: nghi ngờ bản thân, nghi ngờ người khác.

Những phiền não dễ sinh khởi nhưng cũng dễ trừ bỏ, đó là những nhận thức sai lầm:

6-Thân kiến: không hiểu luật vô thường, chấp vào bản thân là quý giá.

7-Biên kiến: cố chấp một bên, không đúng sự thật.

8-Tà kiến: lý giải tà bậy.

9-Kiến thủ: bảo thủ lý giải của mình, không chịu tin chánh lý.

10-Giới cấm thủ: thực hành những giới luật sai lầm.

3. Diệt đế

Tìm ra nguyên nhân đau khổ không phải để thất vọng chán chường, như một vài người hiểu sai về đạo phật. Có đau khổ thì phải có cảnh giới an vui. Cảnh giới an vui đó chính là diệt đế, nơi đã diệt hết những khổ đau, còn gọi là niết bàn.

4. Đạo đế

Đạo đế là con đường chấm dứt khổ đau, đưa ta đến niết bàn. Con đường ấy gồm có 37 phẩm được chia làm 7 chi gồm: tứ chánh cần, tứ niệm xứ, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần và bát chánh đạo. Trong đó, bát chánh đạo là quan trong nhất, 8 nhánh trong bát chánh đạo chính là:

  • Chánh tri kiến: nhận thức đúng đắn
  • Chánh tư duy: suy nghĩ chân chánh
  • Chánh ngữ: nói lời chân chánh
  • Chánh nghiệp: hành động đúng đắn
  • Chánh mạng: nghề nghiệp mưu sinh chân chánh
  • Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh
  • Chánh niệm: tưởng nhớ đúng đắn
  • Chánh định: tập trung đúng đắn

image.png

CLIP MINH HỌA

Trải qua 2500 năm trước, một chàng thanh niên đã lên đường từ bỏ tất cả, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con khôn, tài sản quý báu để đi tìm một con đường, mà thuở bấy giờ, chàng nhận thấy sự thật là có những Khổ sinh ra thì chắc chắn có con đường diệt Khổ. Chàng trai ấy sau này trở thành Đức Phật Gautama, dân gian hay còn gọi là Phật Thích Ca.

Đức Phật đã giác ngộ điều gì và truyền dạy lại những gì cho hậu thế, quả là đến bây giờ vẫn còn nhiều điều cần thảo luận, vì vậy, qua những bài viết này, xin chia sẻ đến những người có duyên từng bước những thông tin cơ bản ngõ hầu gạt đi những quan điểm về tôn giáo, triết học, văn hóa dân gian mà khi đi đến quốc gia nào, Đạo Phật luôn bị đồng hóa với văn hóa bản địa trở thành những điều mà không còn nguyên bản nữa.

Trải qua 6 năm tu hành vừa khổ hạnh, vừa chừng mực, Đức Phật đã biết(knowing) và thấy(seeing) những điều sau, mà sau này gọi là Tứ Diệu Đế, tức 4 sự thật về khổ. (đọc đầy đủ tại bài Kinh : suttacentral.net/vn/sn56.11)

1. KHỔ LÀ GÌ ?

Sinh là khổ,

già là khổ,

bệnh là khổ,

chết là khổ,

sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ,

oán gặp nhau là khổ,

ái biệt ly là khổ,

cầu không được là khổ.

Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Ở diệu đế thứ nhất, ngài chỉ ra rằng Khổ có thật, và nó tồn tại khách quan, hoàn toàn độc lập với ý chí con người dù muốn hay không muốn, đó là những nỗi khổ mà con người không cưỡng lại được như sinh ra, già đi hàng ngày, bệnh tật là cái chắc chắn, không bệnh này thì bệnh kia, và chắc chắn, tất cả chúng ta đều phải chết dù muốn dù không, những cái này là Thân Kiến, tức cho rằng thân thể này là Của Tôi, nhưng lại không điều khiển được nó, rồi chưa kể đến những phiền não sầu bi trong đời sống hàng ngày từ gia đình, đến công việc, cho dù là người giàu hay nghèo thì đều có những phiền não riêng, rồi là ghét nhau, rồi yêu mà phải chia ly, hoặc cầu mà không được cũng gây khó chịu.

Năm thủ uẩn là khổ sẽ phân tích vì sao lại thế ở các bài viết sau khi chúng ta làm quen với khái niệm về Ngũ Uẩn(sắc, thọ, tưởng, hành, thức: sắc là thân người, thọ là các cảm xúc, tưởng là chức năng gán nhãn, gọi tên, hành là các hành động của 6 giác quan và thức là sự nhận thức, nhận biết của 6 giác quan), Ngũ Uẩn tập hợp cấu tạo nên con người.

2.TẠI SAO KHỔ?

Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Nguyên nhân gây ra khổ là gì được Ngài chỉ ra ở điều thứ 2, chính những ái (khao khát ngủ ngầm) nó dẫn con người đến các đời sống khác nhau (luân hồi), chính sự tìm cầu của các giác quan ví dụ như : Mắt tìm hỷ lạc ở trong sắc(thích người, vật đẹp, ưa nhìn), Tai tìm hỷ lạc ở âm thanh (nghe nhạc, ca hát...), mũi tìm hỷ lạc ở mùi hương, lưỡi tìm hỷ lạc ở vị ngon, thân tìm hỷ lạc ở xúc chạm dễ chịu và ý tìm hỷ lạc ở các suy nghĩ tưởng tượng.

Những hỷ lạc đó của các giác quan gọi là Dục ái, ngoài ra còn 1 cái ái nữa là Hữu ái tức ái khao khát được tồn tại, 1 ái nữa là Phi hữu ái tức khao khát được biến mất, đoạn diệt (chán đời...), sẽ có những bài viết phân tích về sau vì sao Ái lại nguy hiểm, loại Ái nào cần bỏ, vì sao Giới luật đề ra để làm gì? Và hành thiền để làm gì, điều này rất quan trọng, nếu không hiểu về Ái, người ta sẽ bỏ giới luật và tìm cầu hỷ lạc, và tiếp tục tạo ra các nguyên nhân gây khổ

3. DIỆT KHỔ SẼ VỀ ĐÂU?

Ở điều 3 này, Phật giảng về Khổ diệt, Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước. Đây chính là Niết Bàn.

Niết Bàn đơn giản khi 1 vị nào đó tu tập diệt được ái, những khao khát ngủ ngầm, những nguyên nhân gây khổ không còn 1 chút nào nữa trong tâm vị ấy, ly tham hoàn toàn, tham và sân đoạn diệt hoàn toàn không còn khởi lên dù chỉ là 1 chút dư tàn. Đây chính là Giác Ngộ và Giải Thoát mà nhiều người vẫn còn thắc mắc là trong Đạo Phật giác ngộ là gì, rất đơn giản về khái niệm, nhưng khó vô cùng về thực hành phải không?

4. CON ĐƯỜNG DIỆT KHỔ

Ở điều 4, Phật giảng về con đường dẫn đến Khổ diệt, hay còn gọi là Đạo Đế, Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt,

này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Phật chỉ ngoài con đường thực hành 8 điều chân chánh này ra, thì không còn con đường nào khác diệt được Ái, 8 điều chân chánh phải thực hiện cùng lúc, mới nhổ được gốc của Ái chạy ngủ ngầm trong tâm của mỗi người.

Để thực hành nó phải làm từng bước 1, từ cơ bản đến nâng cao, từ việc giữ giới của cư sĩ như 5 giới cơ bản: Không sát sinh, không uống rượu, không nói dối, không tà dâm, không trộm cắp.

Nhờ giữ Giới, tâm được an ổn (không lăn tăn, hối hận, bất ai, xung đột nội tâm), do tâm được an ổn nên tâm có Định, tâm có định nhờ giữ giới, nhờ ly dục nên Định này được gọi là Chánh Định, khác với các loại Định khác có được nhờ các phương pháp khác không phải ly dục, ly các bất thiện nên gọi là Tà Định.

Do có chánh định, kèm Chánh Kiến (biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, thiện và bất thiện) và Chánh Tư Duy(Biết tư duy, suy luận đúng đắn, dựa trên nhiều góc nhìn đúng của Chánh Kiến), đi kèm cùng Chánh Ngữ (Nói năng chân thật, từ tốn, đúng thời, mang lại lợi ích cho người nói và nghe, ..), Chánh Nghiệp (Lựa chọn nghề nghiệp chân chính, nghề nghiệp trong sạch, được xã hội và pháp luật, người dân công nhận), Chánh mạng (nuôi thân chân chánh từ sức lao động đi kèm Chánh nghiệp), Chánh tinh tấn (từ bỏ các bất thiện, nuôi dưỡng tăng trưởng các thiện tâm), Chánh niệm (nhớ về các điều thiện, nhớ lời Phật dạy).. Con đường Bát Chánh là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ và giải thoát.

Tứ Diệu Đế là 4 sự thật về Khổ. Trong tất cả các bài Kinh, Phật chỉ dạy đi dạy lại về Tứ Diệu Đế, ngoài ra không dạy gì thêm. Nhờ đó, các vị đệ tử thực hành theo bằng cách giữ gìn giới luật, hành thiền định (để có Chánh Định) và thiền quán (để có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy...) và với những nỗ lực bền bỉ, kiên nhẫn, họ thành tựu Pháp Hành để trở thành các bậc Thánh, tâm đã đoạn diệt hoàn toàn các ô nhiễm ngủ ngầm và giải thoát hoàn toàn.

Những chi tiết về con đường dẫn đến giác ngộ xin viết ở phần 2 ở các bài viết sau sẽ giải thích chi tiết tỉ mỉ cách thực hành từng bước 1 và kể về những case study của các thiền sư ngày xưa và ngày nay đã thực hành ra sao dựa trên những Kinh Sách nào.

Case study đầu tiên là khi Phật giảng bài Kinh Vô Ngã Tưởng cho 5 vị đạo sỹ tên là Kiều Trần Như, nhờ đó mà 5 vị sau nghi nghe giảng đã thực hành theo và đạt được giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.

Đầu tiên, Phật xác định đối tượng cần giải quyết. Đó là Khổ. Chiết nghĩa được từ này chắc cả vạn quyển không xong. Đơn giản, ta cứ gọi là Khổ đã. Tiếng Anh dịch là suffering (sự chịu đựng). Sau này, bạn sẽ hiểu Khổ không phải khổ đau ta hay dùng mà Khổ đơn giản là sự sai lệch giữa kì vọng và thực tế. Thực tế mưa, bạn muốn nắng, đó là khổ. Thực tế nóng, bạn muốn lạnh, đó là khổ.

Khi nào, thực tế mưa bạn thấy vui, nắng cũng thấy vui, đi qua đống rác thấy thối, nhưng vẫn vui và chấp nhận rác thì phải thối, thì bạn là Phật.

Phật không dạy Cân Đẩu Vân, không dạy biến hình, không dạy thần thông. Ngồi thiền 49 ngày, rồi quyết định theo con đường Trung Đạo và soạn ra Tứ Diệu Đế cho đời. Xác định được Khổ, ngài viết là Khổ Đế.

Tiếp theo, Ngài dạy nguyên nhân Khổ tức Tập Đế. Khi biết nguyên nhân Khổ, lại dạy diệt Khổ rồi thì sẽ như nào, tức là Diệt Đế. Diệt Đế nôm na là mục đích muốn tới, là mười quả bóng bowling đã thấy rõ. Cuối cùng, nắm rõ mục đích, Ngài mới dạy cách đi tới đích tức Đạo Đế, cách diệt Khổ. Và cách diệt Khổ là một con đường mà khi đi ta phải mang theo, trang bị, rèn luyện, lên level cho mình 8 thứ gọi là Bát Chánh Đạo. Cực kì rõ ràng và khúc chiết. Không à uôm loằng ngoằng.

Đức Phật biết rất nhiều, nhưng không nói hết vì không liên quan. Phật chỉ truyền cho nhân gian bốn điều trên, tức Tứ Diệu Đế, bốn chân lý kỳ diệu. Chúng sinh nắm được bốn điều kì diệu trên là đạt con đường tiệm tu đắc quả A La Hán. Tuy chậm nhưng chắc chắn.

Thanks CuongDC